Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
Digital transformation – Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.
Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
Chuyển đổi số không phải đơn giản là về những công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng để hoàn thành công việc, nó nói đến quá trình sử dụng công nghệ để tạo ra hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và sự thay đổi của thị trường.
Số hóa là bước chuyển từ analog sang kỹ thuật số.
Cách đây không lâu, hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các doanh nghiệp đều lưu trữ hồ sơ trên giấy. Cho dù viết tay vào sổ cái hoặc nhập vào tài liệu, các dữ liệu kinh doanh đều tương tự như nhau. Chúng yêu cầu bạn phải xử lý các tài liệu cứng – giấy tờ và các con dấu, máy in xeroxes và fax nếu muốn thu thập hay chia sẻ thông tin.
Sau đó, máy tính trở thành xu hướng và hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi tất cả các bản lưu trữ trên giấy sang các tệp máy tính kỹ thuật số. Đây được gọi là số hóa: quá trình chuyển đổi thông tin từ analog sang kỹ thuật số.
Sử dụng dữ liệu số để đơn giản hóa cách bạn làm việc
Quá trình sử dụng thông tin số hóa để làm cho các cách thức hoạt động đơn giản và hiệu quả hơn được gọi là Digitalization.
Số hóa không phải là về việc thay đổi cách bạn kinh doanh hoặc tạo ra các loại hình doanh nghiệp mới. Đó là về việc vẫn tiếp tục cách thức làm việc đó nhưng nhanh hơn và tốt hơn – bằng khả năng truy cập dữ liệu ngay lập tức mà không cần phải tìm kiếm ở những tủ tệp nằm đâu đó trong kho lưu trữ đầy bụi bặm.
Chuyển đổi số tăng thêm giá trị cho mọi tương tác của khách hàng
Chuyển đổi số, các doanh nghiệp bắt buộc phải lùi lại một bước và xem xét toàn bộ mọi thứ họ đang làm, từ hệ thống nội bộ đến tương tác của khách hàng bằng cả online và trực tiếp. Họ đặt ra những câu hỏi lớn như: Liệu chúng ta có thể thay đổi quy trình làm việc để ra các quyết định tốt hơn, thay đổi cuộc chơi hiệu quả hơn hay trải nghiệm khách hàng được nâng cao lên với nhiều tính cá nhân hóa hơn không?
Netflix là một ví dụ tuyệt vời trong việc tạo ra một mô hình thông minh, hiệu quả và đột phá để tận dụng công nghệ. Mô hình vận hành đầu tiên của Netflix là cho phép khách hàng thuê video bằng cách chọn trực tuyến, sau đó, chuyển đĩa băng đó đến thẳng hộ gia đình của họ bằng đường bưu điện.
Một năm sau, Reed Hastings đã chuyển từ việc cho thuê đơn lẻ từng đĩa DVD thành đăng ký thuê trực tuyến và trả phí theo tháng. Bước đi này của Netflix đã tạo nên nhiều sự tiện lợi cho khách hàng, giảm thiểu hoàn toàn các khoản phí do trả muộn, đồng thời, quy trình quản lý và vận hành của doanh nghiệp cũng được tinh gọn hơn.
Công nghệ trong chuyển đổi số
Công nghệ là nguyên liệu không thể thay thế
Một yếu tố chính để công cuộc chuyển đổi số thành công chính là hiểu được tiềm năng của công nghệ
Trước Netflix, mọi người đã chọn phim để thuê bằng cách đến các cửa hàng và lướt qua các kệ băng và đĩa để tìm kiếm thứ gì đó có vẻ hay. Giờ đây, các thư viện nội dung số được phục vụ trên các thiết bị cá nhân, hoàn hảo với các đề xuất và đánh giá dựa trên sở thích cá nhân của người dùng.
Rõ ràng đây là bước đánh sập các lối mòn truyền thống của doanh nghiệp cho thuê video trực tiếp. Truyền phát trực tuyến đã bắt Netflix phải xem xét những gì mình có thể làm với công nghệ sẵn có, dẫn đến những bước đổi mới táo báo và đúng đắn như một hệ thống đề xuất phim cho người xem bởi trí tuệ nhân tạo. Đó mới là Chuyển đổi số: Tận dụng tối đa bộ phận IT của bạn!
Vậy cứ áp dụng công nghệ tất sẽ thành công? Hoàn toàn sai!
Công nghệ nên là mối quan tâm sau này trong chuyển đổi kỹ thuật số.
Công nghệ rốt cuộc cũng chỉ là một thứ công cụ, bản thân việc áp dụng công nghệ chẳng thể đảm bảo được kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm ở trong tư duy, trong cách nhân viên tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ.
Một công ty mà nhân viên không có tư duy số hóa, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới, thì đừng mong có một công nghệ nào có thể cứu sống được doanh nghiệp.
Chuyển đổi số chỉ xảy ra khi con người, doanh nghiệp và công nghệ kết hợp lại và được hướng dẫn bởi một chiến lược kinh doanh rộng lớn hơn.
Thành công đến khi các tổ chức có thể sử dụng hiệu quả dữ liệu được tạo bởi hoặc thông qua công nghệ theo cách cho phép thay đổi kinh doanh diễn ra linh hoạt.
Chuyển đổi số bắt đầu và kết thúc ở khách hàng: Phải thay đổi để thích ứng!
Chuyển đổi số bắt đầu và kết thúc ở suy nghĩ phải thu hút được khách hàng. Nó vượt qua những vai trò truyền thống như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Chỉ có điều này mới khiến một doanh nghiệp bền vững và phát triển.
Chuyển đổi số cũng định hình lại cách các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Thay vì chờ khách hàng tìm đến bạn dù trực tiếp hay gọi đến tổng đài như mô hình lỗi thời trước đây, các doanh nghiệp nắm bắt lấy phương tiện truyền thông xã hội như một cơ hội để mở rộng dịch vụ bằng cách gặp gỡ khách hàng trên chính nền tảng sự lựa chọn của họ.
Nhưng chuyển đổi số chỉ thực sự đúng nghĩa khi bạn xem xét tất cả công nghệ sẵn có và nghĩ cách điều chỉnh doanh nghiệp để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt hơn như thế nào.
Phương tiện truyền thông sinh ra không phải để thay thế các call-center, mà nó hỗ trợ để dịch vụ khách hàng tốt hơn!
Chuyển đổi số – xu hướng không thể đi ngược
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt các doanh nghiệp (DN) vào một cuộc đua sinh tử.
Nếu chậm chân và không kịp thời chuyển đổi, họ sẽ đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của mình trong tương lai.
Theo kết quả một cuộc khảo sát, vòng đời của một công ty được sử dụng để tính toán ra Chỉ số S&P 500 cũng đã rút ngắn từ hơn 50 năm trong thế kỷ trước xuống còn 15 năm ở thời điểm hiện tại.
Và sẽ có 4/10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để bứt phá.